Các vấn đề khác Giáo_dục_Việt_Nam_Cộng_hòa

Ảnh hưởng của chính trị và tôn giáo

Điều 7 Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 quy định "Những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với các nguyên tắc ghi trong Hiến pháp". Điều 4 Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967 (Chương I - Điều khoản căn bản) tiếp tục quy định rằng "Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa Cộng sản dưới mọi hình thức. Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa Cộng sản đều bị cấm chỉ". Do đó, các nội dung giáo dục của Việt Nam Cộng hòa cũng phải tuân theo các quy định này.

Do chính sách chống Cộng của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa, những nội dung liên quan đến chủ nghĩa xã hội, việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lãnh đạo chiến tranh chống Pháp và việc Việt Nam Cộng hòa hợp tác với Pháp thì vẫn bị cấm giảng dạy, hoặc phải dạy sai sự thật. Sách giáo khoa lịch sử của Việt Nam Cộng hòa không viết gì về sự ra đời của Quốc gia Việt Nam (chính là tiền thân của Việt Nam Cộng Hòa) và sự cộng tác của họ với quân Pháp trong suốt giai đoạn 1949–1954 (chỉ ghi chung chung là "Pháp rước Bảo Đại về lập Chính phủ, mong lôi kéo người Quốc gia"). Sách có nhắc tới Cách mạng Tháng TámChiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng không nói về việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã lãnh đạo nhân dân làm nên hai sự kiện đó (chỉ ghi mơ hồ là "dân chúng kéo nhau giành chính quyền", "người Việt yêu nước trường kỳ kháng chiến và thắng lợi"). Thay vào đó, sách mô tả ngược lại, rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã "2 lần cấu kết với Pháp phản bội dân tộc"[132]

Trong giai đoạn 1955-1963, dưới thời Ngô Đình Diệm, nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa bị xem là thiên vị Thiên Chúa giáo. Giáo hội Thiên Chúa giáo chi phối các trường của giáo hội về mặt tinh thần, cốt bảo đảm thực hiện được nội dung giáo dục “Duy linh” mà thực chất là nội dung thần học theo lối triết học kinh viện thời Trung cổ. Phần lớn các học bổng đi học nước ngoài đều rơi vào tay các linh mục hoặc sinh viên Thiên Chúa giáo[133].

Do chính sách ưu đãi tài chính cùng với những đặc quyền mà Ngô Đình Diệm dành cho, hệ thống trường tư thục của Thiên Chúa giáo phát triển rất nhanh. Avro Manhattan thống kê rằng: Từ năm 1953 đến năm 1963, khắp miền Nam đã xây dựng 145 trường cấp II và cấp III, riêng ở Sài Gòn có 30 trường với tổng số 62.324 học sinh. Cũng trong cùng thời gian này, Giáo hội Thiên Chúa giáo ở miền Nam Việt Nam, từ chỗ chỉ có 3 trường cấp II và III trong năm 1953, đến năm 1963 đã lên tới 1.060 trường[134]. Có nơi Linh mục dùng uy thế của mình để phụ huynh không cho con học trường công mà phải vào học trường của Giáo hội, nên trường tư thục của Giáo hội làm tê liệt cả trường công vì không tuyển được học sinh[135]. Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các chính sách thiên vị Thiên Chúa giáo trong nền giáo dục mới kết thúc.

Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ

Theo bác sĩ nhi khoa, nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý - y học - giáo dục Nguyễn Khắc Viện, vì hoạt động cho Đảng Cộng sản Pháp nên bị trục xuất về Việt Nam vào năm 1963, rồi trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam[136], thì trong suốt quá trình tồn tại, giáo dục Việt Nam Cộng hòa có sự hỗ trợ lớn cả về tài chính và nhân sự của Mỹ. Trong giai đoạn 1954–1960, đã có 729 chuyên gia được cử sang Mỹ đào tạo: 222 trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục, 114 học về quản trị công cộng, nhưng chỉ có 55 người học về nông nghiệp và 7 người học về công nghiệp. Điều này nhấn mạnh mục tiêu của Mỹ trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục của Việt Nam Cộng hòa, đó là đào tạo nên đội ngũ cán bộ chính phủ chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng và văn hóa Mỹ, nhằm tạo ra các quan chức chính phủ thân Mỹ trong tương lai. Trong khoảng 1958 tới 1973, đã có 1778 quan chức cấp cao của Việt Nam Cộng hòa được đào tạo chỉ riêng bởi nhóm công tác của Đại học Michigan (Mỹ)[137]

Tính từ năm 1956 tới 1974, Mỹ đã chi tổng cộng 76 triệu USD (tương đương 450 triệu USD theo thời giá năm 2012) để viện trợ cho giáo dục Việt Nam Cộng hòa. Phần lớn sách giáo khoa của Việt Nam Cộng hòa được in ấn tại Mỹ, Hàn Quốc và Philipine[138] Nhiều bộ sách giáo khoa được biên soạn với sự cố vấn từ Hoa Kỳ, trong đó lồng ghép nhiều tư tưởng chống Cộng của chính phủ Mỹ, ví dụ sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 4 của Bộ giáo dục năm 1960 có ghi "Cộng sản là những kẻ phản bội gia đình, đất nước và tôn giáo. Tại các nước cộng sản con người bị coi như súc vật"[139]. Sự can dự sâu của các trường đại học Mỹ vào chương trình đào tạo và chính sách chiến tranh tại Việt Nam đã gây ra nhiều phản đối từ phía học sinh và giáo viên người Việt[140]

Tác giả Ngô Đăng Tri cho rằng giáo dục Việt Nam Cộng hòa thực tế không thể thoát khỏi quỹ đạo ảnh hưởng từ Pháp, Mỹ, vì chính Pháp, Mỹ đã xây dựng và tài trợ cho nền giáo dục đó. Ngoài những môn tự nhiên kỹ thuật, các môn học khác thường nặng về ca tụng sự viện trợ của Pháp, Mỹ, ca tụng nền độc lập giả hiệu của chế độ tay sai cho ngoại quốc. Nhà trường đã trở thành nơi tuyên truyền cho hành động xâm lược của ngoại quốc, gây ra sự chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, tôn giáo, gây hận thù trong các tầng lớp nhân dân[141].

Các phong trào phản chiến và chống Mỹ

Trong thời chiến tranh Việt Nam, các phong trào sinh viên đã nổi lên với mục đích là: đòi hòa bình, chống sự can thiệp của Mỹ, chống quân sự hóa học đường, đòi thả tù chính trị, ủng hộ chính phủ liên hiệp hòa giải dân tộc, ủng hộ tổng tuyển cử thống nhất đất nước[142].

Các hoạt động nổi bật:

  • Tháng 8–1964, sinh viên họp ở tổng hội, kéo đến phủ thủ tướng phản đối hiến chương mới của chính phủ Nguyễn Khánh. Khi có báo đăng sai lệch về cuộc gặp này, tổ chức biểu tình rầm rộ từ Trường J.J.Rousseau (tức Trường Chasseloup Laubat, nay là Trường THPT Lê Quý Đôn) kéo đến Bộ thông tin đòi đính chính.[143]
  • Năm 1970: phong trào đòi trả tự do cho Huỳnh Tấn Mẫm (chủ tịch hội) và 30 thành viên khác bị chính quyền bắt giữ, được sự ủng hộ của các phong trào sinh viên quốc tế. Đây còn gọi là ‘Vụ mồng 10 tháng 3′, ngày Huỳnh Tấn Mẫm và các sinh viên bị bắt.[144]
  • Năm 1970, Đại hội thanh sinh viên thế giới cùng hội thảo với chủ đề "Sinh viên thế giới và Hòa bình Việt Nam" được Tổng hội sinh viên Sài Gòn kết nối tổ chức tại chùa Ấn Quang và Đại học Nông Lâm Súc. Sự kiện diễn ra trong hai ngày 10 và ngày 11 tháng 7 năm 1970, thu hút hàng ngàn sinh viên học sinh và các tầng lớp nhân dân, tôn giáo. Chủ tịch Tổng hội sinh viên Hoa Kỳ Charles Palmer dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ, trong đó có Sam Brown, Ronald Young, những người trước đó từng tổ chức các cuộc biểu tình lớn nhất tại Washington đòi Tổng thống Nixon chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Tham dự còn có Chủ tịch Tổng hội sinh viên các nước Úc, Hà Lan, New Zealand, các linh mục đại diện Liên tôn thế giới… Đặc biệt là sự có mặt của GS. George Wald (Đại học Harvard, Mỹ) – người đạt giải thưởng Nobel Y khoa về sinh học năm 1967. Đại hội kết thúc bằng một cuộc xuống đường diễu hành rầm rộ trên đường phố, chính quyền Sài Gòn đã dùng vòi rồng, lựu đạn cay, dùng cả trực thăng bắn lựu đạn lửa để dẹp đám đông. Nhiều sinh viên bị thương, đại diện các phái đoàn quốc tế thì bị bắt và trục xuất về nước[145].
  • Năm 1971 nổ ra phong trào chống bầu cử tổng thống độc diễn (vì chỉ có đương kim tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là ứng cử viên duy nhất).[146].
  • Chiến dịch đốt xe Mỹ: tháng 12–1970, nhân sự kiện em học sinh Nguyễn Văn Minh ở Quy Nhơn bị hai lính Mỹ bắn chết ngay trước cổng trường trong trò chơi "bắn người uống bia", nối theo những vụ giết hại dân thường như Thảm sát Sơn Mỹ, tổng hội liền phát động phong trào đốt xe Mỹ để bày tỏ sự phẫn uất. Rất nhiều nhóm hành động mang tên Sao băng, Sao chổi, Sao xẹt... đã được lập. Chiếc xe đầu tiên bị đốt để mở đầu chiến dịch ở ngã tư Hồng Thập Tự - Cường Để (Nguyễn Thị Minh Khai bây giờ).[144]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giáo_dục_Việt_Nam_Cộng_hòa http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/tvrgd... http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/tvrgd... http://vuongtrinhan.blogspot.com/2014/12/may-cam-n... http://www.calitoday.com/news/view_article.html?ar... http://www.erct.com/2-ThoVan/0-ThanHuu/HoaGiang/LS... http://www.erct.com/2-ThoVan/3-Unna/Giao_duc_VN.ht... http://www.haivannews.com/default.asp?sourceid=&sm... http://www.hanvota.com/nhac/Frame_Nav/nav_GUITAR-n... http://www.hocviencsqg.com/QuaTrinhThanhLapHocVien... http://www.nationsencyclopedia.com/Asia-and-Oceani...